Lĩnh vực hoạt động EN
Năng lượng mặt trời
01.02.2019
Đối với chủ đầu tư và ngành năng lượng Việt Nam, năng lượng mặt trời là loại hình phổ biến và quen thuộc nhất
TỔNG QUAN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng SẠCH, tận dụng năng lượng từ ánh sáng và nhiệt năng của mạt trời, tạo ra điện. Năng lượng mặt trời có hiệu quả kinh tế cao và linh hoạt với nhiều loại hình khai thác: áp mái, minifarms, hệ lắp đặt trên mặt đất hay hệ thống điện mặt trời nổi ở ao hồ rộng. Trong đó, hệ lắp đặt điện mặt trời áp mái được sử dụng phổ biến nhất trong các hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà xưởng.. Việt Nam là 1 trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực về năng lượng mặt trời, với tổng sản lượng trung bình đạt mức 5kwh/ngày. Lắp đặt điện mặt trời là sự lựa chọn thông minh dành cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư. Hệ thống điện năng lượng mặt trời không chỉ mang giá trị về kinh tế mà còn mang giá trị về môi trường. Các mô-đun từ tấm pin mặt trời không chỉ loại bỏ hàng tấn carbon mỗi năm mà còn giúp giảm tiền điện hằng tháng và được bán lại lượng điện dư thừa cho EVN.
1 SỐ LỢI ÍCH CỦA NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
- Không phụ thuộc và chịu ảnh hưởng từ xuất nhập nguyên liệu thô: Ngoài ra, Hệ thống điện mặt trời sản sinh ra lượng điện đủ để tự cung tự cấp. Điện năng được tạo ra vào ban ngày có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện vào ban đêm.
- Hiệu quả về tài chính và kinh tế với việc tối ưu được chi phí vận hành: Bằng cách kết nối hệ thống quang điện vào lưới điện, bạn có thể bán điện năng do các tấm quang điện tạo ra để có thêm lợi tức đầu tư.
- Xả thải CO2 thấp hơn nhiều so với các phương pháp khai thác năng lượng khác:
Với nhiệt điện từ than đá thì với mỗi 1kwh sẽ phát thải từ 800-1250g CO2, nhiệt điện khí đốt là 360-575g CO2. Ngoài ra, Điện mặt trời là quá trình chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng, nên không tiêu tốn tài nguyên nước trong quá trình vận hành. Trong khi đó để có được 1kwh thì điện hạt nhân cần tiêu tốn ít nhất 2,3 lít nước và điện than là 1,9 lít.
Dù khái niệm tạo ra điện nhờ năng lượng mặt trời mới có mặt trên thế giới từ thế kỷ 18, con người đã sử dụng năng lượng mặt trời từ xưa để sưởi, đun nấu và trồng trọt. Công nghệ hiện nay cho phép chúng ta tích trữ nhiệt năng từ năng lượng mặt trời để sưởi ấm các tòa nhà, bể bơi, và nước sinh hoạt. Tuy nhiên, sử dụng năng lượng mặt trời tạo ra dòng điện là bước tiến khoa học phi thường của thế kỷ 18. Edmond Becquerel, nhà vật lý học người Pháp, phát hiện ra nguyên lý quang điện (Photovoltaic) khi chiếu sáng vật liệu dẫn bán. Ánh sáng có nguyên liệu là photon. Khi chiếu sáng trực tiếp lên vật liệu bán dẫn, photon trao đổi năng lượng với các electrons trên bề mặt vật liệu và đánh bật chúng khỏi cấu trúc ban đầu tạo ra dòng điện. Nguyên lý ấy chính là công nghệ Photovoltaic tạo ra pin năng lượng mặt trời.
KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Một hệ thống khai thác năng lượng mặt trời cơ bản gồm có:
- Các tấm pin năng lượng
- Trạm biến tần (hoặc inverter nhỏ gọn hơn với các hệ thống dân dụng),
- Các hệ thống phụ trợ (giá lắp, đồng hồ 2 chiều,…)
Pin năng lượng:
Là thành phần quan trọng nhất của cả hệ thống. Đa số các dự án tại Hawee Energy về năng lượng mặt trời đều sử dụng dòng pin năng lượng của các công ty thuộc bảng xếp hạng Tiers 1 của Bloomberg.
Một tấm pin năng lượng được cấu tạo từ tinh thể silicon, khung nhôm, kính cường lực chống phản quang, hộp an toàn, mạch điện. Pin năng lượng thường được xếp thành hàng (array) theo góc đón ánh sáng tốt nhất tối ưu sản lượng. Ngoài ra, các yếu tố địa lý như cát, gió, bụi cũng có ảnh hưởng về công suất, và tất cả các yếu tổ trên phải được tính toán tỉ mỉ.
Trạm biến tần: Trạm biến tần giúp chuyển dòng điện 1 chiều thành dòng xoay chiều để hòa lưới.
Các hệ thống phụ trợ:
Hệ thống tiếp địa và phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống sét là các yếu tố cơ bản cho năng lượng mặt trời để phòng ngừa cháy nổ, hỏng hóc.
Ngoài ra, các hệ thống năng lượng mặt trời còn áp dụng đồng hồ 2 chiều, pin dự phòng, và quan trọng nhất là công tắc, cầu giao tự động ngắt nguồn giúp giảm thiểu tình huống quá tải hệ thống và giúp tăng tuổi thọ cho hệ thống.
Hiện nay, Hawee Energy đã hoàn thành hơn 400MWP năng lượng mặt trời từ nhiều loại hình khai thác như minifarms, áp mái,… theo nhu cầu của từng đơn vị đầu tư. Dự án năng lượng mặt trời minifarm Dakmar cũng là 1 trong những dự án hiệu quả do chính Hawee Energy là chủ đầu tư.
Là tổng thầu Xây dựng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Xây dựng Công nghiệp và Năng lượng tái tạo, Công ty Cổ phần Hawee Năng lượng (Hawee Energy) đầy đủ năng lực đảm đương các công trình quy mô lớn, độ phức tạp cao.
Qua 09 năm hình thành và phát triển, Hawee Energy đã khẳng định được vị thế và sự lớn mạnh của mình trong lĩnh vực Xây dựng và Năng lượng tái tạo qua nhiều dự án lớn như: Nhà máy điện mặt trời Phan Lâm 2, Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 5.2, Nhà máy điện mặt trời Hồng Liêm 3, TTC Đức Huệ 01, Nhà máy điện mặt trời Bình Nguyên, Nhà máy điện mặt trời Hacom, Nhà máy Diana Unicharm Bắc Ninh, Nhà máy Tân Á Hà Nam, Anmitools, Federal Mogul (USA)…
Với năng lực Tài chính cùng đội ngũ nhân sự bao gồm Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư,… có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các công ty quốc tế: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,… Hawee Energy tự hào là đơn vị uy tín nhất, sự lựa chọn hàng đầu của các Chủ đầu tư năng lượng.